CỒI SÒ ĐIỆP LÀ GÌ?


Sò điệp là loài động vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mảnh vỏ, họ Pectinidae, sống ở vùng nước mặn. Sò điệp còn có tên gọi là Điệp quạt hay sò quạt do ngoại hình bên ngoài của chúng gần giống cái quạt.
Sò điệp sống ở biển có độ sâu khoảng 10 mét. Chúng sống ở dưới đáy biển hoặc trong các rạn đá. Chúng thường sống hợp lại thành những vùng, những vùng này thường có ở dòng hải lưu chậm.
Sò điệp cùng loài với sò lông, sò trai.. nhưng hình dạng thì có khác nhau. Vỏ có dạng hình rẻ quạt.
 


Cồi sò điệp là gì?

Cồi sò (hay còn gọi là cơ sò) là phần thịt trắng nằm bên trong vỏ sò. Cồi sò điệp là phần ngon và quý nhất của sò điệp, có vị ngọt, tính mát, không độc.


Thành phần dinh dưỡng của Sò điệp

Theo các số liệu từ Healthline.com, trong 84gram thịt sò điệp hấp có:
• Năng lượng: 94 Calories
• Tinh bột (carbs): 0 gram
• Chất béo (fats): 1.2 grams
• Chất đạm (protein): 19.5 grams
• Axit béo omega-3: 333 mg
• Vitamin B12: 18% giá trị khuyến nghị hàng ngày (DV)
• Canxi: 9% của DV
• Sắt: 15% của DV
• Magiê: 12% của DV
• Phốt pho: 27% của DV
• Kali: 12% của DV
• Kẽm: 18% DV
• Đồng: 12% của DV
• Selen: 33% của DV


Tác dụng của sò điệp đối với sức khỏe

Hỗ trợ giảm cân

Với việc thành phần chứa nhiều chất đạm, ít tinh bột và chất béo, Sò điệp là một món ăn chứa ít năng lượng nhưng vẫn giúp mọi người có cảm giác no. Ngoài ra, lượng protein sẽ rất tốt cho việc xây dựng cơ bắp ở những người có tham gia luyện tập thể dục thể thao như các môn thể hình.


Tốt cho não và hệ thần kinh

Lượng Vitamin B12, kẽm và Omega-3 có trong sò điệp là nguồn dinh dưỡng tốt để đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh, giúp tránh được các bệnh tâm thần và rối loạn tâm trạng, tăng khả năng tập trung khi não là việc.


Làm tăng sức khỏe hệ tim mạch

Sò điệp có chứa megie và kali, đây là hai dưỡng chất giúp cho trái tim của chúng ta luôn khỏe mạnh, góp phần quan trọng trong việc thư giãn mạch máu, giảm nguy cơ cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác.


Những điều lưu ý khi ăn sò điệp

Mặc dù các tác dụng của loại hải sản này đối với cơ thể con người là rất lớn, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sau cần lưu ý:


Gây ra dị ứng

Đặc biệt với những người nhạy cảm với đồ ăn hải sản, sò điệp cũng có thể gây ra một số triệu chứng phản ứng như khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn; phát ban; khó thở; chóng mặt…
Mặc dù tỷ lệ nhóm người này rất ít, nhưng cũng là một thông tin cần phải cân nhắc.


Khả năng tích lũy kim loại nặng

Thật không may, sò điệp cũng như các loại hải sản khác, do môi trường sống nên trong thành phần có thể chứa một số kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen và đặc biệt là cadmium. Việc tích lũy các kim loại này lâu ngày và số lượng lớn có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho cơ thể như ung thư, giảm chức năng não, tổn thương thận…
Thành phần các loại chất này trong sò điệp đa phần đều ở ngưỡng ăn toàn, tuy nhiên cũng là một mối lo ngại cho nhiều người.

 


Vậy chúng ta có nên ăn sò điệp?

Do có nhiều lợi ích cho sức khỏe, sò điệp là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt như dị ứng, hoặc cần phải tránh các thành phần có trong sò điệp theo chỉ định của bác sĩ, nếu bạn là một người khỏe mạnh, thì không cần quá lo lắng, có thể tận hưởng sò điệp một cách an toàn.


Hỏi đáp nhanh về sò điệp

Sò điệp sống ở đâu?

Sò điệp sống ở biển có độ sâu khoảng 10 mét. Chúng sống ở dưới đáy biển hoặc trong các rạn đá. Chúng thường sống hợp lại thành những vùng, những vùng này thường có ở dòng hải lưu chậm.


Có những loại sò điệp nào?

Dựa theo màu sắc, sò điệp màu đỏ ngói thường được gọi là sò điệp xốp, điệp ngói; còn loại sò điệp trắng, hồng nhạt thì được gọi là sò điệp bay. Ngoài ra còn có sò điệp giấy, là loại có vỏ mỏng hơn và nhìn qua có phần thô xấu hơn 2 loại trên.


Sò điệp láng, sò điệp khổng lồ là sò gì?

Theo chúng tôi tìm hiểu, sò điệp láng chỉ là một cách gọi khác của sò điệp, không có ý nghĩa phân loại với các sò điệp khác. Sò điệp khổng lồ thường chỉ các loại sò điệp to từ Nhật Bản, được lựa chọn loại kích thước lớn hơn so khi đưa về.


Bầu ăn sò điệp được không?

Mặc dù có nhưng hàm lượng thủy ngân trong sò điệp là rất thấp, nên các mẹ bầu có thể sử dụng sò điệp để làm nguồn bổ sung dinh dưỡng, thay đổi thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, như đã viết ở trên, những người vốn dĩ nhạy cảm, dị ứng không nên ăn. Tốt hơn hết các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khám nhé!
 

Công ty TNHH Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Thái Dương

  • Địa chỉ: 229/38 Bùi Đình Túy, phường 24, Bình Thạnh, Tp.HCM
  • Điện thoại: 0936933949 - 0932146949
  • Mã số thuế: 0305021491
  • Email: info@thaiduongfood.vn

Copyright © 2021 - THÁI DƯƠNG SEAFOODS - Design by i-web.vn

Địa chỉ

Chỉ đường

Zalo

Zalo Chat

Email Phone

Call 0936933949